Danh sách bài viết

Tìm thấy 15 kết quả trong 0.50752186775208 giây

Việt Nam lạc hậu với công nghệ biến đổi gen

Sinh học

Dù là nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới nhưng có 6,7% dân số Việt Nam vẫn thiếu lương thực. Một trong những nguyên nhân

Thị trấn kỳ lạ cấm sử dụng điện thoại di động, cấm luôn cả Wi-Fi, ai vi phạm là bị "bế về đồn" luôn

Các ngành công nghệ

Thị trấn Green Bank tại Tây Virginia có lẽ là nơi lạc hậu nhất nước Mỹ khi người dân ở đây bị cấm sử dụng điện thoại di động, Wifi, TV và máy thu thanh.

Doanh nghiệp góp ý Luật Chuyển giao công nghệ (sửa đổi): Bộ lọc công nghệ lạc hậu cần mạnh hơn

Các ngành công nghệ

Phải có bộ lọc mạnh hơn để ngăn chặn việc nhập công nghệ lạc hậu vào Việt Nam là một trong các ý kiến của doanh nghiệp đối với dự thảo Luật Chuyển giao công nghệ (CGCN) sửa đổi.

Đề số 4 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) – Địa lí 10

Trái đất và Địa lý

Đề bài I.  TRẮC NGHIỆM (4 điểm) Chọn đáp án đúng Câu 1: Vai trò quan trọng nhất của nông nghiệp mà không ngành nào có thể thay thế được là A. cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. B. cung cấp lương thực, thực phẩm đảm bảo sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. C. tạo việc làm cho người lao động. D. sản xuất ra những mặt hàng xuất khẩu để tăng nguồn thu ngoại tệ. Câu 2: Sự phát triển và phân bố ngành chăn nuôi phụ thuộc chặt chẽ vào nhân tố nào sau đây? A. Cơ sở nguồn thức ăn. B. Dịch vụ thú y. C. Thị trường tiêu thụ.  D. Giống gia súc, gia cầm. Câu 3: Giả sử tỉ suất gia tăng dân số của toàn thế giới năm 2015 là 1,2% và không thay đổi trong suốt thời kì 2000 – 2020, biết rằng số dân toàn thế giới năm 2015 là 7346 triệu người . Số dân của năm 2016 sẽ là A. 7522,35 triệu người. B. 7468,25 triệu người. C. 7434,15 triệu người. D. 7458,25 triệu người. Câu 4: Cây lúa gạo thích hợp với điều kiện sinh thái nào sau đây? A. Khí hậu ẩm, khô ,đất màu mỡ. B. Khí hậu nóng, đất ẩm. C. Khí hậu khô, đất thoát nước. D. Khí hậu nóng, ẩm, chân ruộng ngập nước, đất phù sa. Câu 5: Những cây hoa màu nào sau đây được trồng ở miền ôn đới? A. Khoai tây, đại mạch, yến mạch. B. Khoai tây, cao lương, kê. C. Mạch đen, sắn ,kê. D. Khoai lang, yến mạch, cao lương. Câu 6: Ảnh hưởng tích cực của đô thị hóa là A. tỉ lệ dân số thành thị tăng lên một cách tự phát. B. tình trạng thất nghiệp ở thành thị ngày càng tăng. C. làm cho nông thôn mất đi nguồn nhân lực lớn. D. góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động . Câu 7: Hình thức chăn nuôi nào sau đây là biểu hiện của nền nông nghiệp hiện đại? A. Chăn nuôi chăn thả. B. Chăn nuôi nửa chuồng trại. C. Chăn nuôi chuồng trại.  D. Chăn nuôi công nghiệp. Câu 8: Cơ cấu nền kinh tế bao gồm: A. cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu lao động, cơ cấu vốn đầu tư. B. cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu vùng kinh tế, cơ cấu lãnh thổ. C. nông – lâm - ngư nghiệp, công nghiệp – xây dựng dịch vụ. D. cơ cấu nghành kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế, cơ cấu lãnh thổ. Câu 9: Mục đích chủ yếu của trang trại là sản xuất hàng hóa với cách thức tổ chức và quản lí sản xuất tiến bộ dựa trên A. tập quán canh tác cổ truyền. B. chuyên môn hóa và thâm canh. C. công cụ thủ công và sức người. D. nhu cầu tiêu thụ sản phẩm tại chỗ. Câu 10: Tỉ suất tử thô của nhóm nước đang phát triển năm 2015 là 7%0 có nghĩa là A. Trong năm 2015, trung bình 1000 dân, có 7 người chết . B. Trong năm 2015, trung bình 1000 dân, có 7 trẻ em có nguy cơ tử vong . C. Trong năm 2015, trung bình 1000 dân, có 7 trẻ em chết. D. Trong năm 2015, trung bình 1000 dân, có 7 trẻ em sinh ra còn sống. Câu 11: Một nước có tỉ lệ nhóm tuổi từ 0 – 14 tuổi là dưới 25% , nhóm tuổi trên 60 trở lên là trên 15% thì được xếp là nước có A. dân số trung bình.            B. dân số trẻ. C. dân số già.                        D. dân số cao. Câu 12: Bộ phận dân số nào sau đây thuộc nhóm dân số hoạt động kinh tế? A. Học sinh, sinh viên. B. Nội trợ. C. Những người có nhu cầu lao động nhưng chưa có việc làm. D. Những người tàn tật. Câu 13: Đặc điểm quan trọng nhất để phân biệt nông nghiệp với công nghiệp là A. sản xuất có tính mùa vụ. B. sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên. C. đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế. D. ứng dụng nhiều thành tựu của khoa học công nghệ và sản xuất. Câu 14: Theo thống kê dân số Việt Nam năm 2016 là 94 triệu người; diện tích Việt Nam là 331 212km2. Vậy mật độ dân số Việt Nam là bao nhiêu? A. 283,8 km2                   B. 283,2 km2 C. 283,4 km2                   D. 283,6 km2 Câu 15: Nhân tố nào làm cho tỉ suất sinh cao? A. Kinh tế - xã hội phát triển ở trình độ cao. B. Phong tục tập quán lạc hậu. C. Số người ngoài độ tuổi lao động nhiều. D. Mức sống cao. Câu 16: Nhân tố nào sau đây là căn cứ để phân loại nguồn lực? A. Thời gian. B. Nguồn gốc và phạm vi lãnh thổ C. Mức độ ảnh hưởng. D. Vai trò. II. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm) Câu 1: (2 điểm) Trình bày vai trò của các nguồn lực đối với phát triển kinh tế. (Lấy ví dụ) Câu 2: (1 điểm) Tại sao ngành nuôi trồng thủy sản thế giới ngày càng phát triển? Câu 3: (1 điểm) Cơ cấu dân số già và cơ cấu dân số trẻ có những thuận lợi và khó khăn gì đối với việc phát triển kinh tế- xã hội? Câu 4: (2 điểm) Cho bảng số liệu:     ĐÀN BÒ TRÊN THẾ GIỚI, THỜI KÌ 1980- 2002 (triệu con)   a. Vẽ biểu đồ cột thể hiện số lượng đàn bò trên thế giới, thời kì 1980- 2002. b. Nhận xét.  

Soạn bài luyện tập văn kể chuyện

Văn học

Nhân vật trong văn tự sự là kẻ thực hiện các sự việc và là kẻ được thể hiện, được biểu dương hay bị lên án trong văn bản. Chẳng hạn, trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, các nhân vật là: Vua Hùng, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, Mị Nương, Lạc hầu.

Bát Nàn Tướng Quân (Vũ Thị Thục)

Lịch sử

Theo truyền thuyết và thần tích làng Tiên La, huyện Duyên Hà, tỉnh Thái Bình, cùng thần tích thờ miếu ở xã Phượng Lâu, huyện Phù Ninh, nay thuộc Vĩnh Phú (thần tích do danh thần thời hậu lê là Hàn Lâm đại học sĩ Nguyễn Bính phụng soạn): Bát Nạn công chúa là vị anh hùng như thời Trưng Vương, Bà Vốn là con của Võ Công Chất và Hoàng Thị Mầu. Thân phụ bà là hào trưởng ở Phượng Lâu khi bà chào đời cha mẹ đặt tên là thục. Về sau bà nổi tiếng tài sắc, tục gọi là Thục nương. Bà có chồng là Phạm Danh Hương (có sách chép là vị Lạc hầu Trương Quán) quê ở Đức Bác (tức Liệp Trang, huyện Lập Thạch). Vợ chồng bà đều có lòng yêu nước, ngầm lo việc cứu nước giúp dân.

Đề số 2 - Đề kiểm tra học kì 2 - Địa lí 12

Trái đất và Địa lý

Đề bài Câu 1: Điều kiện thuận lợi nhất để Tây Nguyên trở thành vùng chuyên cây công nghiệp lâu năm quy mô lớn ở nước ta là A. người dân có truyền thống và kinh nghiệm trong sản xuất cây công nghiệp lâu năm. B. nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước tăng nhanh, chính sách đầu tư của nhà nước. C. có đất ba dan màu mỡ, tầng phong hóa sâu, phân bố tập trung trên bề mặt cao nguyên rộng lớn bằng phẳng. D. cơ sở hạ tầng và mạng lưới giao thông vận tải đang được đầu tư ngày càng hiện đại. Câu 2: Nhà máy thủy điện Yaly nằm trên sông nào? A. Sông Xê Xan. B. Sông Đồng Nai. C. Sông Ba. D. Sông Xrê Pôk. Câu 3: Sự khác biệt về thế mạnh phát triển tổng hợp kinh tế biển giữa vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ được thể hiện rõ nhất trong các ngành A. khai thác khoáng sản, cảng biển. B. du lịch, khai thác khoáng sản. C. ngư nghiệp, cảng biển. D. du lịch, ngư nghiệp. Câu 4: Nguyên nhân quan trọng nhất tạo nên sự khác nhau về cơ cấu cây công nghiệp lâu năm, chăn nuôi gia súc giữa vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên là A. địa hình, khí hậu và nguồn nước. B. địa hình, đất và khí hậu C. đất, địa hình và nguồn nước. D. trình độ thâm canh và cơ sở hạ tầng. Câu 5: Địa phương nào dưới đây không giáp tỉnh Hải Dương? A. Hải Phòng. B. Bắc Giang C. Hà Nội. D. Quảng Ninh. Câu 6: Cho biểu đồ sau: Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây? A.Sự thay đổi cơ cấu dân số phân theo nhóm tuổi năm 1999 và 2014. B.Cơ cấu dân số phân theo nhóm tuổi năm 1999 và 2014. C.Tốc độ tăng trưởng dân số phân theo nhóm tuổi năm 1999 và 2014. D.Tình hình dân số phân theo nhóm tuổi năm 1999 và 2014. Câu 7: Ý nghĩa quan trọng nhất của việc phát triển kinh tế các đảo, quần đảo là A. góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, duy trì đa dạng sinh học. B. tạo thêm việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. C. tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo thế phát triển kinh tế liên hoàn. D. khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo. Câu 8: Nhận định nào sau đây không đúng với vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ ? A.Là vùng lãnh thổ có diện tích lớn nhất cả nước B. Là vùng đông dân và có trữ lượng than nâu lớn nhất cả nước. C. Là vùng có các cửa khẩu quốc tế lớn nhất cả nước. D. Là vùng có nhiều tỉnh, thành phố thuộc Trung ương nhất cả nước. Câu 9: Cho bảng số liệu: GDP CỦA NƯỚC TA PHÂN THEO KHU VỰC KINH TỂ (Đơn vị: tỉ đồng) (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, Nhà xuất bản Thống kê, 2016) Để thể hiện quy mô GDP của nước ta phân theo khu vực kinh tế giai đoạn 2000 – 2014, biểu đồ nào thích hợp nhất? A. Miền. B. Đường C. Tròn D. Cột chồng Câu 10: Phương hướng trọng tâm trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở đồng bằng sông Hồng là A. giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi. B. đẩy mạnh phát triển ngành du lịch và các ngành dịch vụ. C. đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm. D. phát triển và hiện đại hóa công nghiệp chế biến, các ngành công nghiệp khác và dịch vụ gắn với yêu cầu phát triển nền nông nghiệp hàng hóa. Câu 11: Nhận định nào sau đây đúng về biển Đông nước ta? A. Là yếu tố quy định khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa B. Có diện tích khoảng 3,477 triệu km2. C. Tiếp giáp với vùng biển của các nước Đông Nam Á và Trung Quốc. D. Là lợi thế quan trọng để nước ta đẩy mạnh giao lưu hợp tác quốc tế. Câu  12:  Ý nghĩa quan  trọng  nhất của  việc hình thành  cơ cấu kinh  tế nông-lâm-ngư nghiệp  ở Bắc Trung Bộ là A. giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân. B. góp phần chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế, bảo vệ môi trường. D. tăng cường các mối giao lưu với các quốc gia và vùng kinh tế lân cận. D. góp phần tạo ra cơ cấu ngành, tạo thế liên hoàn trong phát triển cơ cấu kinh tế theo không gian lãnh thổ. Câu 13: Thế mạnh để phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm và sản xuất vật liệu xây dựng ở vùng đồng bằng sông Hồng là A. đất và nước. B. biển và khoáng sản. C. cơ sở hạ tầng và đất. D. dân cư, lao động và nước. Câu 14: Các đồng bằng ven biển Bắc Trung Bộ, đất cát pha thuận lợi cho phát triển A. cây công nghiệp lâu năm. B. chuyên canh cây rau đậu. C. chuyên canh cây lúa nước. D. cây công nghiệp hàng năm. Câu 15: Cho bảng số liệu: Sản lượng lúa và ngô của nước ta giai đoạn 2000-2015 (Đơn vị: nghìn tấn) Chọn biểu đồ thích hợp nhất thể sản lượng lúa và ngô giai đoạn 2000-2015 ? A. Biểu đồ cột B. Biểu đồ tròn C. Biểu đồ đường D. Biểu đồ kết hợp Câu 16: Khó khăn lớn nhất của vùng Đông Nam Bộ là A. diện tích đất mặn, đất phèn lớn, rừng đang bị suy giảm nghiêm trọng. B. tài nguyên khoáng sản còn nghèo, cơ cấu khoáng sản không đa dạng C. mùa khô kéo dài 4-5 tháng nên thường xuyên xảy ra tình trạng thiếu nước cho cây trồng,    cho sinh hoạt dân cư và cho công nghiệp. D. dân số tập trung quá đông, hệ thống cơ sở hạ tầng còn lạc hậu. Câu 17: Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về ngành thủy sản nước ta năm 2007? A. Thanh Hóa, Nghệ An là các tỉnh có ngành thủy sản đứng đầu vùng Bắc Trung Bộ. B. An Giang là tỉnh có sản lượng nuôi trồng thủy sản lớn nhất cả nước. C. Bà Rịa- Vũng Tàu là tỉnh có sản lượng khai thác thủy sản đứng đầu Duyên hải Nam Trung Bộ. D. Kiên Giang là tỉnh có sản lượng khai thác thủy sản lớn nhất cả nước. Câu 18: Mỏ thiếc Tĩnh Túc thuộc tỉnh A. Cao Bằng. B. Yên Bái. C. Hà Giang. D. Bắc Kạn. Câu 19: Ngành có tác động mạnh mẽ đến cơ cấu kinh tế và sự phân hóa lãnh thổ kinh tế của vùng Đông Nam Bộ là A. dịch vụ. B. công nghiệp cơ khí chế tạo. C. công nghiệp điện tử tin học. D. công nghiệp dầu khí. Câu 20: Điều kiện thuận lợi để vùng Duyên hải Nam Trung Bộ xây dựng các cảng nước sâu là A. có hệ thống núi ăn lan ra sát biển. B. có nhiều vũng vịnh nước sâu kín gió. C. lãnh thổ hẹp ngang và tất cả các tỉnh đều giáp biển. D. có nhiều khu công nghiệp và khu chế xuất. Câu 21: Vấn đề khó khăn nhất đối với sự phát triển công nghiệp vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là A. Hệ thống cơ nhiên liệu, năng lượng chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển. B. Lao động còn thiếu, trình độ nhân công thấp. C. Hệ thống hệ thống mạng lưới giao thông còn chưa được quan tâm đầu tư đúng mức. D.Tình trạng hạn hán, sạt lở bờ biển diễn ra ngày càng nghiêm trọng. Câu 22: Tỉnh có diện tích tự nhiên lớn nhất vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là A. Quảng Nam. B. Quảng Ngãi C. Bình Thuận. D. Phú Yên. Câu 23: Cho bảng số liệu sau: Diện tích và dân số các vùng trên cả nước năm 2015 Vùng Diện tích (km2) Dân số (nghìn người) Đồng bằng sông Hồng 21060,0 20925,5 Trung du và miền núi Bắc Bộ 95266,8 11803,7 Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ 95832,4 19658,0 Tây Nguyên 54641,0 5607,9 Đông Nam Bộ 23590,7 16127,8 Đồng bằng sông Cửu Long 40576,0 17590,4 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, Nhà xuất bản Thống kê,2016) Nhận xét nào sau đây không đúng về mật độ dân số của các vùng nước ta năm 2015? A. Mật độ dân số của đồng bằng sông Cửu Long thấp hơn đồng bằng sông Hồng B. Mật độ dân số của Đông Nam Bộ cao hơn đồng bằng sông Hồng. C. Mật độ dân số của Trung du và miền núi Bắc Bộ cao hơn Tây Nguyên D. Mật độ dân số của Bắc Trung Bộ cao hơn Trung du và miền núi Bắc Bộ . Câu 24: Trong các ngành giao thông vận tải sau đây của nước ta, những ngành nào có ý nghĩa quan trọng đối với vận tải quốc tế? A. Đường bộ, đường hàng không. B. Đường sắt, đường biển. C. Đường biển, đường hàng không. D. Đường biển, đường sông. Câu 25: Tuyến quốc lộ nào dưới đây không đi qua tỉnh Hải Dương? A. Quốc lộ 3. B. Quốc lộ 5. C. Quốc lộ 18. D. Quốc lộ 37. Câu 26: Nhận định nào sau đây không đúng về ngành giao thông vận tải nước ta? A. Mạng lưới giao thông vận tải nước ta phát triển khá toàn diện, gồm nhiều loại hình vận tải khác nhau. B. Quốc lộ 1 là tuyến đường xương sống của cả hệ thống đường bộ nước ta, nối hầu hết các vùng kinh tế và các trung tâm kinh tế lớn của cả nước. C. Mạng lưới đường sắt bao phủ rộng khắp cả nước trong đó tập trung chủ yếu các tỉnh phía Nam. D. Hàng không là ngành non trẻ nhưng có bước tiến rất nhanh nhờ chiến lược phát triển táo bạo, quan tâm hiện đại hóa cơ sở vật chất. Câu 27: Loại đất chiếm diện tích lớn nhất ở đồng bằng sông Cửu Long là A. đất mặn. B. đất xám C. đất phèn. D. đất phù sa ngọt. Câu 28: Nhận định nào sau đây không đúng về ngành thương mại nước ta? A. Thị trường hàng hóa trong nước ngày càng đa dạng phong phú, thu hút sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. B. Cán cân thương mại nước ta chủ yếu xuất siêu. C. Kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta tăng liên tục. D. Thị trường buôn bán ngày càng mở rộng theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa. Câu 29: Vấn đề quan trọng hàng đầu trong khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở ngành nông-lâm nghiệp của vùng Đông Nam Bộ là A. thay đổi cơ cấu cây trồng. B. bảo vệ tài nguyên rừng. C. đảm bảo vấn đề năng lượng. D. thủy lợi. Câu 30: Cho biểu đồ: DIỆN TÍCH VÀ GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CỦA NGÀNH TRỒNG CÂY CÔNG NGHIỆP NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2005-2012 Nhận xét nào sau đây không đúng về diện tích và giá trị sản xuất của ngành trồng cây công nghiệp nước ta giai đoạn 2005-2012? A. Diện tích cây công nghiệp lâu năm tăng nhanh. B. Diện tích cây công nghiệp hằng năm giảm đi. C. Giá trị sản xuất tăng khá nhanh và liên tục. D. Diện tích cây công nghiệp hằng năm nhiều hơn cây lâu năm. Câu 31: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, hãy cho biết Vườn quốc gia nào dưới đây nằm trên các đảo? A. Bái Tử Long. B. Xuân Thủy. C. Vũ Quang. D. U Minh Thượng. Câu 32: Nhận định nào sau đây đúng với vùng đồng bằng sông Cửu Long? A. Là vùng có diện tích lớn nhất và gồm nhiều tỉnh, thành phố thuộc Trung ương nhất cả nước. B. Là vùng có ba mặt giáp biển. C. Là vùng có nhiều huyện đảo nhất cả nước. D. Là vùng kinh tế lớn nhất cả nước, có ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm phát triển nhất cả nước. Câu 33: Khó khăn lớn nhất đối với khả năng mở rộng diện tích và nâng cao năng suất cây công nghiệp, cây đặc sản và cây ăn quả của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là A. mạng lưới cơ sở công nghiệp chế biến còn thiếu. B. hiện tượng rét đậm, rét hại, sương muối và tình trạng thiếu nước vào mùa đông. C. trình độ canh tác của đồng bào dân tộc còn lạc hậu. D. thị trường tiêu thụ biến động. Câu 34: Vấn đề quan trọng hàng đầu trong việc cải tạo đất mặn, đất phèn ở vùng đồng bằng sông Cửu Long là A. tạo ra các giống lúa chịu mặn, chịu phèn và bảo vệ tài nguyên rừng. B. thay đổi cơ cấu ngành nông nghiệp và thủy lợi. C. đảm bảo nước ngọt trong mùa khô và phát triển công nghiệp chế biến. D. đảm bảo nước ngọt trong mùa khô và thủy lợi. Câu 35: Tuyến đường Hồ Chí Minh chạy qua Bắc Trung Bộ hoàn thành sẽ có ý nghĩa lớn trong việc A. thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các huyện phía tây, hình thành mạng lưới đô thị mới. B. thúc đẩy sự phát triển kinh tế các huyện phía đông, hình thành mạng lưới đô thị mới. C. đẩy mạnh thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài đối với vùng đồng bằng ven biển. D. đẩy mạnh mối giao lưu kinh tế giữa các địa phương trong vùng với nước bạn Lào. Câu 36: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, hãy cho biết tỉ trọng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của khu vực kinh tế ngoài Nhà nước giai đoạn 1995-2007 thay đổi như thế nào? A. Giảm 8,7 %. B. Tăng 8,7%. C. Tăng 10,2%. D. Tăng 9,3 %. Câu 37: Sắp xếp các huyện đảo dưới đây theo thứ tự từ Bắc vào Nam: A. Cát Hải, Lý Sơn, Cô Tô, Côn Đảo, Phú Quốc. B. Cát Hải, Phú Quốc, Lý Sơn, Cô Tô, Côn Đảo. C. Cô Tô, Cát Hải, Lý Sơn, Côn Đảo, Phú Quốc. D. Lý Sơn, Cô Tô, Côn Đảo, Phú Quốc, Cát Hải. Câu 38: Cho biểu đồ sau: BIỂU ĐỒ NHIỆT ĐỘ, LƯỢNG MƯA CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH   Nhận xét nào sau đây không đúng về nhiệt độ, lượng mưa của Thành phố Hồ Chí Minh? A. Nhiệt độ các tháng ít có sự chênh lệch. B. Mưa tập trung chủ yếu vào thu- đông. C. Lượng mưa tháng II thấp nhất. D. Nhiệt độ tháng IV lớn nhất. Câu 39: Nhận định nào sau đây không phải là ý nghĩa của các nhà máy thủy điện đối với vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ? A.Góp phần phân bố lại dân cư, lao động, giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập người dân. B.Là cơ sở để phát triển ngành thủy sản, du lịch. C.Tạo ra sự thay đổi không nhỏ về môi trường sinh thái và cảnh quan tự nhiên. D.Tạo ra động lực mới cho sự phát triển, tạo tiền đề phát triển công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản. Câu 40:  Dựa vào  Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, hãy cho biết lễ hội nào dưới đây không   thuộc vùng đồng bằng sông Hồng? A. Chùa Hương. B. Phủ Giầy C. Đền Hùng D. Cổ Loa  

Đề số 7 - Đề kiểm tra học kì 2 - Địa lí 12

Trái đất và Địa lý

Đề bài Câu 1: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, giá trị sản xuất công nghiệp của nước ta thay đổi như thế nào từ năm 2000 - 2007? A. tăng giảm không ổn định. B. tăng liên tục. C. giảm liên tục. D. không biến đổi. Câu 2: Khu vực chiếm tỉ trọng thấp nhưng lại tăng rất nhanh trong cơ cấu sử dụng lao động của nước ta là A. có vốn đầu tư nước ngoài. B. cá nhân. C. tư nhân. D. Nhà nước. Câu 3: Tài nguyên du lịch tự nhiên của nước ta bao gồm A. địa hình, sinh vật, làng nghề, ẩm thực. B. địa hình, di tích, lễ hội, sinh vật. C. địa hình, khí hậu, nước, sinh vật. D. khí hậu, nước, sinh vật, lễ hội. Câu 4: Quá trình đô thị hóa ở nước ta có đặc điểm nào sau đây? A. Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh. B. Đô thị phân bố đều giữa các vùng. C. Trình độ đô thị hóa còn thấp. D. Tỉ lệ dân thành thị giảm. Câu 5: Thành phần kinh tế nào ở nước ta giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế? A. Kinh tế tập thể. B. Kinh tế Nhà nước. C. Kinh tế ngoài Nhà nước. D. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Câu 6: Nguyên nhân dẫn đến giảm tỉ lệ gia tăng dân số nước ta hiện nay là A. hủ tục lạc hậu đã bị xóa bỏ. B. công tác y tế có nhiều tiến bộ. C. mức sống ngày càng được cải thiện. D. kết quả của kế hoạch hoá gia đình. Câu 7: Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng có tiềm năng thuỷ điện lớn nhất cả nước là do A. địa hình dốc, sông nhỏ nhiều thác ghềnh. B. sông ngòi đầy nước, địa hình dốc. C. mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều phù sa. D. mưa nhiều, sông đầy nước quanh năm. Câu 8: Chất lượng nguồn lao động của nước ta ngày càng được nâng lên là nhờ A. tăng cường giáo dục hướng nghiệp, đa dạng các loại hình đào tạo. B. việc đẩy mạnh công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. C. việc tăng cường xuất khẩu lao động sang các nước phát triển. D. những thành tựu trong phát triển văn hoá, giáo dục, y tế. Câu 9: Nhân tố nào sau đây được cho là quan trọng nhất thúc đẩy ngành du lịch nước ta phát triển? A. Tài nguyên du lịchphong phú. B. Tình hình chính trị ổnđịnh. C. Chất lượng phục vụ ngàycàngtốt. D. Đời sống nhân dân được nângcao. Câu 10: Ngành nào sau đây không được xem là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay? A. Nănglượng. B. Sản xuất hàng tiêudùng. C. Khai tháckhoángsản. D. Chế biến lương thực, thựcphẩm Câu 11: Khó khăn lớn nhất trong việc khai thác khoáng sản ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là A. khí hậu diễn biếnthấtthường. B. đòi hỏi chi phí đầu tư lớn và công nghệcao C. khoáng sản phân bốrảirác. D. địa hình dốc, giao thông khókhăn. Câu 12: Biểu hiện nào cho thấy trình độ đô thị hoá của nước ta còn thấp? A. Cả nước rất ít  đô thịđặcbiệt. B. Mạng lưới đô thị phân bố khôngđều. C. Dân thành thị chiếm tỉlệthấp. D. Cơ sở hạ tầng đô thị còn hạnchế. Câu 13: Đất phù sa ở nước ta là loại đất thích hợp nhất để phát triển loại cây nào sau đây? A. Cây thực phẩm, cây công nghiệplâunăm. B. Cây công nghiệp lâu năm và cây ănquả. C. Cây công nghiệp hàng năm và câythựcphẩm. D. Cây lương thực, cây rau đậu, cây ănquả. Câu 14: Cho biểu đồ: Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây? A. Cơ cấu GDP nước ta phân theo khu vực kinh tế giai đoạn 1990-2007. B. Cơ cấu lao động nước ta phân theo khu vực kinh tế giai đoạn 1990-2007. C. Tốc độ tăng trưởng GDP nước ta phân theo khu vực kinh tế giai đoạn 1990-2007. D. Tốc độ tăng trưởng lao động nước ta phân theo khu vực kinh tế giai đoạn 1990-2007. Câu 15: Đặc điểm nào không phải là ưu điểm của nguồn lao động nước ta? A. Khả năng tiếp thu nhanh khoa học kỹ thuật. B. Cần cù, sáng tạo, có kinh nghiệm sản xuất. C. Tỉ lệ lao động chuyên môn kỹ thuật còn ít. D. Dồi dào, tăng khá nhanh. Câu 16: Thế mạnh nào sau đây không phải là của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ? A. Trồng và chế biến cây công nghiệp. B. Khai thác và chế biến khoáng sản, thủy điện. C. Chăn nuôi gia cầm (đặc biệt là vịt đàn). D. Phát triển tổng hợp kinh tế biển và du lịch. Câu 17: Tác động lớn nhất của đô thị hoá đến phát triển kinh tế của nước ta là A. tăng cường cơ sở vật chất kĩ thuật. B. thúc đẩy công nghiệp và dịch vụ phát triển. C. thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. D. tạo ra nhiều việc làm cho nhân dân. Câu 18: Cơ cấu lao động phân theo nhóm ngành của nước ta đang có sự chuyển dịch theo hướng A. khu vực I giảm, khu vực II không thay đổi, khu vực III tăng. B. khu vực I giảm, khu vực II tăng, khu vực III tăng. C. khu vực I tăng, khu vực II giảm, khu vục III tăng. D. khu vực I không thay đổi, khu vực II tăng, khu vực III giảm. Câu 19: Cho bảng số liệu: Cơ cấu lao động phân theo thành phần kinh tế nước ta giai đoạn 2005 – 2013 (Đơn vị: %) Thành phần kinh tế 2005 2007 2010 2013 Nhà nước 11,6 11,0 10,4 10,2 Ngoài nhà nước 85,8 85,5 86,1 86,4 Có vốn đầu tư nước ngoài 2,6 3,5 3,5 3,4 Nhận xét nào đúng với bảng số liệu trên? A. Thành phần kinh tế ngoài Nhà nước chiếm tỉ trọng lớn nhất và đang tăng. B. Cơ cấu lao động phân theo thành phần kinh tế có sự thay đổi. C. Thành phần kinh tế Nhà nước có xu hướng tăng. D. Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có tỉ trọng ổn định. Câu 20: Kết cấu dân số trẻ của nước ta thể hiện rõ nét qua A. cơ cấu dân số theo nhóm tuổi. B. cơ cấu dân số theo giới tính. C. cơ cấu dân số theo các thành phần kinh tế. D. cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế. Câu 21: Dựa vào bản đồ công nghiệp chung Atlat ĐLVN trang 21, hãy cho biết trung tâm công nghiệp nào sau đây có quy mô từ trên 40 đến 120 nghìn tỉ đồng ở nước ta? A. Hải Phòng. B. TP. Hồ Chí Minh. C. Hà Nội. D. Cà Mau. Câu 22: Cho bảng số liệu: Cơ cấu dân số phân theo thành thị và nông thôn         (Đơn vị: %) Năm Thành thị Nông thôn 1990 19,5 80,5 1995 20,8 79,2 2000 24,2 75,8 2005 26,9 73,1 Nhận xét nào sau đây đúng với bảng số liệu trên? A. Tỉ lệ dân nông thôn giảm liên tục. B. Tỉ lệ dân nông thôn cao nhất là năm 2005. C. Tỉ lệ dân thành thị tăng đều qua các năm. D. Tỉ lệ dân thành thị cao nhất là năm 2000. Câu 23: Cơ cấu ngành kinh tế trong GDP ở nước ta đang có sự chuyển dịch theo hướng A. tăng tỉ trọng của khu vực I, giảm tỉ trọng khu vực II và III. B. tăng nhanh tỉ trọng khu vực III và I, giảm tỉ trọng khu vực II. C. tăng tỉ trọng khu vực II và III, giảm tỉ trọng khu vực I. D. giảm tỉ trọng khu vực II, tăng tỉ trọng khu vực I và III. Câu 24: Dựa vào Atlat ĐLVN trang 24, hãy cho biết thị trường xuất khẩu lớn nhất của nước ta hiện nay là các quốc gia nào sau đây? A. Ấn Độ, Nhật Bản. B. Liên Bang Nga, Hoa Kì. C. Hoa Kì, Nhật Bản. D. Singapore, Hàn Quốc. Câu 25: Đặc điểm nào sau đây không đúng với đặc điểm dân số nước ta? A. Dân số đông, nhiều thành phần dân tộc. B. Dân số đang có sự biến đổi nhanh về cơ cấu nhóm tuổi. C. Dân cư phân bố hợp lí giữa thành thị và nông thôn. D. Gia tăng dân số tự nhiên giảm. Câu 26: Thị trường nhập khẩu chủ yếu của nước ta là A. các nước Đông Nam Á và Nhật Bản. B. Nhật Bản và Trung Quốc. C. Trung Quốc và các nước Đông Nam Á. D. châu Á Thái Bình Dương và châu Âu. Câu 27: Ý nào sau đây không phải là tác động của quá trình đô thị hóa tới nền kinh tế nước ta A. Tỉ lệ dân cư thành thị tăng nhanh. B. Tạo thêm việc làm cho người lao động. C. Tác động đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. D. Làm giảm tỉ lệ gia tăng dân số. Câu 28: Vùng có mật độ dân số thấp nhất trong các vùng sau của nước ta là A. Đông Nam Bộ. B. Đồng bằng sông Cửu Long. C. Duyên hải Nam Trung Bộ. D. Đồng bằng sông Hồng. Câu 29: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, tỉnh/thành phố có giá trị sản xuất thủy sản chiếm trên 50% trong tổng giá trị ngành nông, lâm, thủy sản là A. Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang, Đà Nẵng. B. Đà Nẵng, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bạc Liêu, Cà Mau. C. Đà Nẵng, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, Cà Mau. D. Bà Rịa - Vũng Tàu, Bạc Liêu, Kiên Giang, Cà Mau. Câu 30: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, Tây Nguyên không có nhà mày thủy điện nào sau đây? A. Xê Xan. B. Đrây Hlinh. C. Trị An. D. Yaly. Câu 31: Để sản xuất được nhiều nông sản hàng hoá, phương thức canh tác được áp dụng phổ biến ở nước ta hiện nay là A. quảng canh, cơ giới hoá. B. luân canh và xen canh. C. thâm canh, chuyên môn hoá. D. đa canh và xen canh. Câu 32: Ý nào sau đây không đúng với ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta? A. Có thế mạnh lâu dài. B. Thúc đẩy các ngành khác phát triển. C. Có nguồn lao động dồi dào. D. Đem lại hiệu quả kinh tế cao. Câu 33: Cây công nghiệp chủ lực của Trung du và miền núi Bắc Bộ là A. thuốc lá. B. chè. C. cà phê. D. đậu tương. Câu 34: Một trong những thế mạnh thế mạnh về nông nghiệp của Trung du và miền núi Bắc Bộ là A. chăn nuôi gia cầm. B. nuôi thuỷ sản. C. cây trồng ngắn ngày. D. chăn nuôi gia súc lớn. Câu 35: Cho biểu đồ: Cơ cấu giá trị sản lượng công nghiệp phân theo ngành ở nước ta năm 2000 và 2008 (Đơn vị: %) Nhận xét nào sau đây đúng? A. Tỉ trọng công nghiệp chế biến, công nghiệp sản xuất và phân phối điện nước tăng; tỉ trọng công nghiệp khai thác mỏ tăng. B. Tỉ trọng ngành công nghiệp khai thac mỏ, công nghiệp sản xuất và phân phối điện nước có xu hướng tăng; tỉ trọng công nghiệp chế biến có xu hướng giảm. C. Tỉ trọng ngành công nghiệp khai thác mỏ, công nghiệp sản xuất và phân phối điện nước có xu hướng giảm; tỉ trọng công nghiệp chế biến có xu hướng tăng. D. Tỉ trọng ngành công nghiệp khai thác mỏ có xu hướng giảm; tỉ trọng công nghiệp chế biến, công nghiệp sản xuất và phân phối điện nước tăng. Câu 36: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 16, nhóm người thuộc ngữ hệ Nam Đảo (Gia rai, Ê đê, Chăm, …) phân bố chủ yếu ở vùng nào của nước ta? A. Bắc Trung Bộ. B. Tây Nguyên. C. Nam Trung Bộ. D. TDMN Bắc Bộ. Câu 37: Nhà máy thuỷ điện Trị An được xây dựng trên sông nào sau đây? A. Srepok. B. Đồng Nai. C. Sài Gòn. D. Xexan. Câu 38: Hải Phòng là trung tâm công nghiệp của vùng nào sau đây? A. Trung du miền núi Bắc Bộ. B. Đồng bằng sông Hồng. C. Duyên hải Bắc Trung Bộ. D. Duyên hải Nam Trung Bộ. Câu 39: Trung du và miền núi Bắc Bộ có đàn trâu lớn nhất nước ta là do nơi đây A. cơ sở chế biến rất phát triển. B. nhu cầu tiêu thụ trâu lớn nhất. C. có nhiều đồng cỏ, khí hậu thích hợp. D. nhu cầu sức kéo trong nông nghiệp lớn. Câu 40: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, tỉnh nào có tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng/người đạt trên 16 triệu đồng? A. Đà Nẵng. B. Quảng Ninh. C. Bà Rịa - Vũng Tàu. D. Khánh Hòa.  

Đề số 8 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) – Địa lí 11

Trái đất và Địa lý

Đề bài I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm) Câu 1.Trong cơ cấu GDP của các nước đang phát triển A. khu vực II có tỉ trọng nhỏ nhất B. khu vực III có tỉ trọng lớn thứ hai C. khu vực I có tỉ trọng nhỏ nhất D. khu vực I có tỉ trọng cao nhất Câu 2. Ý nào sau đây không phải là biểu hiện về trình độ phát triển kinh tế xã hội của các nước phát triển? A. Đầu tư nước ngoài nhiều B. Dân số đông và tăng nhanh C. GDP bình quân/người cao B.chỉ số phát triển của con người cao Câu 3. Các tổ chức tài chính nào sau đây ngày càng có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế toàn cầu? A. ngân hàng Châu Âu,quỹ tiền tệ quốc tế  B. ngân hàng Châu Âu, ngân hàng Châu Á C. ngân hàng thế giới, quĩ tiền tệ quốc tế  D. ngân hàng Châu Á, quĩ tiền tệ quốc tế Câu 4.Toàn cầu hóa kinh tế bên cạnh những thuận lợi,còn có những mặt trái đặc biệt là A. sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế B. sự liên kết giữa các nước phát triển với nhau C. các nước phát triển gặp nhiều khó khăn D. ít phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế Câu 5. Dân số già đã dẫn tới hậu quả nào sau đây? A. thất nghiệp và thiếu việc làm B. thiếu hụt nguồn lao động cho đất nước C. gây sức ép đến tài nguyên,môi trường D. tài nguyên nhanh chóng cạn kiệt Câu 6. Tại sao đa số các nước Châu Phi đều nghèo nàn, lạc hậu? A. Do sự thống trị lâu dài của chủ nghĩa thực dân B. Do thiên tai xảy ra liên tiếp C. Do tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn D. Do người dân Châu Phi có trình độ dân trí thấp Câu 7. Mĩ La Tinh có tỉ lệ dân cư đô thị rất cao (năm 2013 gần 79%),nguyên nhân chủ yếu là do A. chiến tranh ở các vùng nông thôn B. công nghiệp phát triển với tốc độ nhanh C. dân nghèo không có ruộng kéo ra thành phố tìm việc làm D. điều kiện sống ở thành phố của Mĩ La Tinh rất thuận lợi Câu 8. Điểm giống nhau về mặt xã hội của khu vực Tây Nam Á và Trung Á là A. đông dân và gia tăng dân số cao B. xung đột sắc tộc, tôn giáo và khủng bố C. phần ít dân cư theo đạo Hồi D. phần lớn dân số sống ở nông thôn Câu 9. Tại sao khu vực Trung Á thừa hưởng được nhiều giá trị văn hóa của phương Đông và phương Tây? A. Vì nằm giữa Châu Âu và Châu Á B. Vì “con đường tơ lụa” đi qua khu vực này C. Vì chiến tranh giữa Thiên chúa giáo và Hồi giáo đã xảy ra ở khu vực này D. Vì có sự giao lưu giữa Phật giáo và Thiên chúa giáo Câu 10. Thế mạnh về thủy điện của Hoa Kì tập trung ở vùng nào? A. Vùng phía Tây và vùng phía Đông B. Vùng phía Đông và vùng trung tâm C. Vùng trung tâm và bán đảo Alaxca D. Bán đảo Alatxca và quần đảo Ha-oai Câu 11. Ý nào sau đây không đúng về thuận lợi chủ yếu để phát triển kinh tế của Hoa Kì? A. Tài nguyên thiên nhiên giàu có  B. Nguồn lao động kĩ thuật dồi dào C. Nền kinh tế không bị chiến tranh tàn phá   D. Phát triển từ một nước tư bản lâu đời Câu 12. Ngành công nghiệp chiếm phần lớn giá trị hàng xuất khẩu của Hoa Kì là? A. Chế biến  B. Khai khoáng C. Điện lực   D. Cung cấp nước, gas và khí Câu 13.Cộng đồng than và thép Châu Âu ra đời năm nào? A. 1951                       B. 1957  C. 1967                        D. 1958 Câu 14.Biểu hiện nào chứng tỏ EU là tổ chức kinh tế hàng đầu thế giới? A. Dân số gấp 1,6 lần Hoa Kì B. GDP vượt Hoa Kì và chiếm tới 37,7 % trong giá trị xuất khẩu thế giới C. Số dân đạt gần 507,9 triệu người D. Số dân gấp 4 lần Nhật Bản Câu 15. Cho bảng số liệu sau: Tuổi thọ TB của các châu lục và thế giới năm 2010 và 2014(đơn vị:tuổi) A. Dân số thế giới có tuổi thọ trung bình không biến động. B. Dân số châu Phi có tuổi thọ trung bình thấp nhất thế giới . C. Tuổi thọ trung bình của châu Phi tăng chậm hơn châu Âu. D. Dân số các châu lục có tuổi thọ trung bình là như nhau. Câu 16.Cho bảng số liệu sau: Tỉ lệ dân số các châu lục trên thế giới năm 2005 và 2014 A. biểu đồ cột    B. biểu đồ kết hợp C. biểu đồ đường  D. biểu đồ tròn II. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)  Câu 1 (3 điểm) -   Chứng minh rằng EU là tổ chức thương mại hàng đầu thế giới?(1 điểm) -   Hãy cho biết những thay đổi trong ngành công nghiệp của Hoa Kì?.Giải thích tại sao có sự thay đổi đó.( 2 điểm)  Câu 2(3 điểm) Cho bảng số liệu sau: Cơ cấu GDP, số dân của Hoa kỳ và một số nước trên thế giới năm 2014 (%) -Rút ra nhận xét gì?  

Đề số 11 - Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Địa lí

Trái đất và Địa lý

Đề bài Câu 41: Vùng nào chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp nước ta hiện nay? A. Đông Nam Bộ B. Đồng bằng Sông Cửu Long C. Duyên hải Nam Trung Bộ  D. Đồng bằng Sông Hồng Câu 42: Đây là điểm khác nhau giữa các nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc và các nhà máy nhiệt điện ở miền Nam. A. Miền Bắc nằm gần vùng nguyên liệu, miền Nam gần các thành phố. B. Miền Bắc chạy bằng than, miền Nam chạy bằng dầu hoặc khí. C. Các nhà máy ở miền Bắc được xây dựng sớm hơn các nhà máy ở miền Nam. D. Các nhà máy ở miền Nam thường có quy mô lớn hơn. Câu 43: Đặc điểm địa hình có ý nghĩa lớn trong việc bảo toàn tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của thiên nhiên nước ta là A. đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp. B. đồi núi chiếm phần lớn diện tích, trong đó có nhiều vùng núi độ cao đạt trên 2000m. C. các dãy núi chạy theo hai hướng chính là tây bắc - đông nam và hướng vòng cung. D. đồng bằng chỉ chiếm 1/4 diện tích và phân bố chủ yếu ở ven biển. Câu 44:  Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, để thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế của nước ta giai đoạn 1990 – 2007,  nhận xét nào sau đây đúng? A. giảm tỉ trọng khu vực nông - lâm - thủy sản, tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp- xây dựng, khu vực dịch vụ khá cao nhưng chưa ổn định. B. tăng tỉ trọng  khu vực công nghiệp - xây dựng, giảm  tỉ trọng khu vực dịch vụ. C. tăng tỉ trọng  khu vực nông - lâm - thủy sản, công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. D. giảm tỉ trọng  khu vực công nghiệp - xây dựng, dịch vụ, tăng tỉ trọng  khu vực nông - lâm - thủy sản. Câu 45: Hai vịnh biển có diện tích lớn nhất nước ta là A. vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan  B. vịnh Hạ Long và vịnh Thái Lan C. vịnh Thái Lan và vịnh Cam Ranh   D. vịnh Cam Ranh và vịnh Bắc Bộ Câu 46: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, trong miền khí hậu phía Nam không có vùng khí hậu nào? A. Vùng khí hậu Bắc Trung Bộ.  B. Vùng khí hậu Tây Nguyên. C. Vùng khí hậu Nam Trung Bộ.  D. Vùng khí hậu Nam Bộ. Câu 47: Miền Tây Trung Quốc dân cư thưa thớt chủ yếu do A. nhiều hoang mạc, bồn địa.    B. sông ngòi ngắn dốc, thường xuyên gây lũ. C. điều kiện tự nhiên không thuận lợi. D. ít tài nguyên khoáng sản và đất trồng. Câu 48: Đặc trưng nổi bật của thời tiết miền Bắc nước ta vào đầu mùa đông là A. nóng và khô.  B. lạnh, trời âm u nhiều mây. C. lạnh và ẩm.  D. lạnh, khô và trời quang mây. Câu 49: Mặt hạn chế lớn nhất của nguồn lao động nước ta hiện nay là A. số lượng quá đông đảo. B. tỉ lệ người lớn biết chữ không cao. C. thể lực và trình độ chuyên môn còn hạn chế D. tập trung chủ yếu ở nông thôn với trình độ còn hạn chế. Câu 50: Trung Quốc là quốc gia láng giềng nằm ở phía nào của nước ta? A. Phía đông                  B. Phía tây C. Phía bắc                    D. Phía nam Câu 51: Đặc điểm không đúng với các nước Đông Nam Á là A. Dân số đông, cơ cấu dân số trẻ. B. Lao động có chuyên môn kĩ thuật chiếm tỉ lệ lớn. C. Có nhiều nét tương đồng về phong tục, tập quán và sinh hoạt văn hóa. D. Dân cư tập trung đông ở các đồng bằng châu thổ. Câu 52: Nhìn chung miền Tây Trung Quốc thưa dân (chủ yếu có mật độ dưới 1 người/km2) nhưng lại có 1 dải có mật độ đông hơn với mật độ (1-50 người/km2) là do A. gắn với tuyến đường sắt đông – tây mới được xây dựng. B. gắn với lịch sử “con đường tơ lụa”. C. đó là phần thuộc lưu vực sông Hoàng Hà. D. chính sách phân bố dân cư của Trung Quốc. Câu 53: Cho biểu đồ: QUY MÔ VÀ CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NGÀNH CÔNG NGHIỆP PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ NĂM 2006 VÀ 2010 (Đơn vị: %)   Nhận xét nào sau đây đúng với biểu đồ trên?. A. Tỉ trọng giá trị sản xuất ngành công nghiệp phân theo các thành phần kinh tế đều tăng. B. Quy mô giá trị sản xuất ngành công nghiệp phân theo thành phần kinh tế không thay đổi. C. Giảm tỉ trọng thành phần kinh tế Nhà nước, tăng tỉ trọng thành phần ngoài nhà nước và có vốn đầu tư nước ngoài. D. Tỉ trọng thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài luôn lớn nhất, tỉ trọng thành phần kinh tế ngoài Nhà nước luôn nhỏ nhất. Câu 54: Đặc điểm không đúng về ngành công nghiệp trọng điểm là A. thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển. B. sử dụng các loại tài nguyên thiên nhiên với quy mô lớn. C. mang lại hiệu quả cao, chiếm tỉ trọng lớn trong giá trị sản xuất công nghiệp. D. có thế mạnh lâu dài cả về tự nhiên và kinh tế xã hội. Câu 55: Dựa vào atlat địa lí Việt Nam trang 25, hãy cho biết trung tâm du lịch nào sau đây không phải là trung tâm du lịch quốc gia? A. Hà Nội, Đà Nẵng.  B. Nha Trang, Vũng Tàu. C. Hà Nội, Huế. D. Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh . Câu 56: Cho biểu đồ:   Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây? A. Tình hình phát triển dân số của nước ta giai đoạn 2000-2014. B. Sự chuyển dịch cơ cấu dân số của nước ta giai đoạn 2000-2014. C. Tốc độ tăng trưởng dân số của nước ta giai đoạn 2000-2014. D. Quy mô và cơ cấu dân số của nước ta giai đoạn 2000-2014. Câu 57: Vùng ĐBSH và ĐBSCL có ngành chăn nuôi phát triển là do A. có lực lượng lao động đông đảo, có kinh nghiệm trong chăn nuôi. B. có nguồn thức ăn cho chăn nuôi phong phú, thị trường tiêu thụ rộng lớn. C. có điều kiện tự nhiên thuận lợi. D. các giống vật nuôi có giá trị kinh tế cao. Câu 58: Đặc điểm đặc trưng nhất của nền nông nghiệp nước ta là A. nông nghiệp nhiệt đới B. nông nghiệp thâm canh trình độ cao C. nông nghiệp đang được hiện đại hóa và cơ giới hóa D. có sản phẩm đa dạng Câu 59: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, nêu ba tỉnh dẫn đầu cả nước về sản lượng lúa nước ta? A. An Giang, Long An, Sóc Trăng. B. An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp. C. Kiên Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang. D. An Giang, Kiên Giang, Long An. Câu 60: Thế mạnh hàng đầu để phát triển công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm ở nước ta hiện nay là : A. Có nguồn lao động dồi dào, giá rẻ. B. Có nhiều cơ sở chế biến, phân bố rộng khắp trên cả nước C. Có nguồn nguyên liệu tại chỗ đa dạng phong phú. D. Có thị trường xuất khẩu rộng mở. Câu 61: Nhật Bản là quốc đảo nằm trên A. Bắc Băng Dương. B. Ấn Độ Dương. C. Đại Tây Dương.   D. Thái Bình Dương. Câu 62: Phía bắc Nhật Bản có khí hậu A. nhiệt đới, có một mùa đông lạnh, mùa hạ mưa nhiều. B. cận nhiệt đới gió mùa, mưa nhiều, mùa đông lạnh. C. ôn đới, mùa đông kéo dài, lạnh và có nhiều tuyết. D. ôn đới lục địa, khắc nghiệt, ít mưa. Câu 63: Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam trang 30, các trung tâm công nghiệp  thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung là A. Đà Nẵng, Huế, Quảng Nam, Quy Nhơn. B. Quảng Nam, Đà Nẵng, Huế, Bình Định. C. Quảng Nam, Huế, Quảng Ngãi, Quy Nhơn. D. Đà Nẵng, Huế, Quảng Ngãi, Quy Nhơn. Câu 64: Các trung tâm công nghiệp của Nhật Bản thường tập trung ở ven biển duyên hải Thái Bình Dương vì A. Tăng sức cạnh tranh với các cường quốc. B. Giao thông biển có vai trò ngày càng quan trọng. C. sản xuất công nghiệp Nhật Bản lệ thuộc nhiều vào thị trường về nguyên liệu và xuất khẩu. D. để có điều kiện phát triển nhiều ngành công nghiệp, tạo cơ cấu ngành đa dạng. Câu 65: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 và 7, hãy cho biết vịnh Vân Phong thuộc tỉnh nào? A. Khánh Hòa.               B. Hà Nam  C. Đà Nẵng.                  D. Hưng Yên. Câu 66: Đại hội thể thao Đông Nam Á (SEA Games) là biểu hiện cho cơ chế hợp tác nào của Hiệp hội các nước Đông Nam Á? A. Thông qua các diễn đàn, hội nghị. B. Thông qua các hoạt động văn hóa, thể thao. C. Thông qua các dự án, chương trình phát triển. D. Thông qua các hiệp ước. Câu 67: Cho thông tin sau:” ở nước ta tổng trữ lượng hải sản khoảng 3,9 – 4 triệu tấn, cho phép khai thác hàng năm 1,9 triệu tấn. Biển nước ta có hơn 2000 loài cá, trong đó có khoảng 100 loài có giá trị kinh rế, 1647 loài giáp xác, trong đó có hơn 100 loài tôm, nhiều loài có giá trị xuất khẩu cao, nhuyễn thể có hơn 2500 loài, rong biển có hơn 600 loài. Ngoài ra còn nhiều loài đặc sản khác như bào ngư, hải sâm, sò điệp...” thông tin vừa rồi chứng tỏ vùng biển nước ta A. có nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế.  B. có nhiều đặc sản. C. có nguồn hải sản phong phú.   D. giàu tôm cá. Câu 68: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, các trung tâm kinh tế có quy mô trên 15 nghìn tỉ đồng là A. Hà Nội, Thành Phố Hồ Chí Minh, Hạ Long, Đà Nẵng, Biên Hòa, Vũng Tàu, Cần Thơ. B. Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Biên Hòa, Cần Thơ. C. Hải Phòng, Đà Nẵng, Biên Hòa, Vũng Tàu, Cần Thơ. D. Hải Phòng, Hạ Long, Biên Hòa, Vũng Tàu, Cần Thơ. Câu 69: Cho bảng số liệu sau: GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA NƯỚC TA PHÂN THEO NGÀNH (Đơn vị: Tỉ đồng) (Nguồn: Niên giám thống kê 2014, NXB Thống kê – Hà Nội, 2015) Nhận xét nào sau đây đúng với sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành hoạt động của nước ta? A. Tỉ trọng giá trị của nhóm ngành trồng trọt và chăn nuôi chiếm cao nhất và tiếp tục tăng. B. Tỉ trọng giá trị các nhóm ngành trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp  đều tăng. C. Tỉ trọng giá trị các nhóm ngành trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp đều giảm. D. Tăng tỉ trọng của ngành chăn nuôi, giảm tỉ trọng ngành trồng trọt và dịch vụ nông nghiệp. Câu 70: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, xác định đô thị của nước ta có quy mô dân số dưới 1 triệu người? A. Hà Nội. B. Hải Phòng. C. Thành phố Hồ Chí Minh  D. Đà Nẵng. Câu 71: Cho bảng số liệu: SẢN LƯỢNG THỦY SẢN QUA CÁC NĂM (Đơn vị: nghìn tấn) (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, Nhà xuất bản Thống kê, 2016) Nhận xét nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên? A. Tốc độ tăng sản lượng thủy sản nuôi trồng nhanh hơn tốc độ tăng sản lượng khai thác. B. Sản lượng thủy sản khai thác của nước ta tăng gần 1,47 lần, giai đoạn 2005 - 2014. C. Sản lượng thủy sản nuôi trồng giai đoạn 2005 – 2014 luôn lớn hơn sản lượng thủy sản khai thác và gấp gần 1,17 lần vào năm 2014. D. Tổng sản lượng thủy sản nước ta tăng khá nhanh qua các năm. Câu 72: Khó khăn lớn nhất về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của Nhật Bản là A. bờ biển dài, khúc khuỷu, nhiều vũng, vịnh. B. trữ lượng các loại khoáng sản không đáng kể. C. nhiều núi lửa, động đất, sóng thần. D. nhiều đảo lớn, nhỏ cách xa nhau. Câu 73:  Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, cho biết tỉnh nào sau đây dẫn đầu cả nước về sản lượng thủy sản khai thác ? A. Kiên Giang.  B. Bà Rịa -Vũng Tàu.   C. Đồng Tháp.               D. An Giang. Câu 74: Đặc điểm nào sau đây không đúng với đặc điểm dân cư – xã hội Trung Quốc. A. Dân cư Trung Quốc tập trung chủ yếu ở miền Đông. B. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên giảm mạnh. C. Tỉ lệ giới tính chênh lệch, số nam nhiều hơn số nữ. D. Tỉ lệ dân thành thị giảm, tỉ lệ dân nông thôn tăng. Câu 75: Dân cư ở ĐBSCL hàng năm phải sống chung với lũ vì A. lũ xảy ra quanh năm. B. không có hệ thống đê ngăn lũ như ĐBSH. C. phần lớn diện tích của vùng thấp hơn so với mực nước biển. D. lũ lên nhanh, rút nhanh nên rất khó phòng tránh. Câu 76: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, hãy cho biết tỉnh nào ở nước ta vừa giáp Lào, vừa giáp Cam Pu Chia: A. Đăk Lắk.                    B. Gia Lai.  C. Đắk Nông.                 D. Kon Tum. Câu 77: Cho bảng số liệu: DÂN SỐ VIỆT NAM QUA CÁC NĂM (Đơn vị: Nghìn người) (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB Thống kê, 2016) Để thể hiện số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị nước ta giai đoạn 2000 – 2014, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất? A. Biểu đồ đường. B. Biểu đồ miền. C. Biểu đồ kết hợp cột và đường.  D. Biểu đồ cột. Câu 78: Để giảm tình trạng di dân tự do vào các đô thị, giải pháp lâu dài và chủ yếu là A. phát triển mạng lưới đô thị hợp lí đi đôi với xóa đói giảm nghèo ở nông thôn, đẩy mạnh công nghiệp hóa nông  thôn. B. xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng ở đô thị. C. hạn chế sự gia tăng dân số tự nhiên ở cả nông thôn và thành thị. D. phát triển và mở rộng mạng lưới các đô thị để tăng sức chứa dân cư. Câu 79: Thách thức được coi là lớn nhất mà Việt Nam cần phải vượt qua khi tham gia ASEAN là A. Quy mô dân số đông và phân bố chưa hợp lý. B. Nước ta có nhiều thành phần dân tộc. C. Các thiên tai biến thiên như bão, lũ lụt, hạn hán. D. Chênh lệch trình độ phát triển kinh tế, công nghệ. Câu 80: Nguyên nhân chính làm cho các nước Đông Nam Á chưa phát huy được lợi thế của tài nguyên biển để phát triển ngành khai thác hải sản là A. các nước chưa chú trọng phát triển các ngành kinh tế biển. B. thời tiết diễn biến thất thường, nhiều thiên tai đặc biệt là bão. C. môi trường biển bị ô nhiễm nghiêm trọng. D. phương tiện khai thác lạc hậu, chậm đổi mới công nghệ.  

Chiến tranh Đông Dương

Lịch sử

Chiến tranh Đông Dương, ở Việt Nam được gọi là Kháng chiến chống Pháp, là cuộc chiến diễn ra tại Đông Dương thuộc Pháp từ ngày 19 tháng 12 năm 1946 tới 1 tháng 8 năm 1954, giữa một bên là quân viễn chinh và lê dương Pháp cùng các lực lượng đồng minh bản xứ bao gồm lực lượng của Quốc gia Việt Nam, Vương quốc Lào, Vương quốc Campuchia, trong Liên bang Đông Dương, bên kia là lực lượng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (Việt Minh) cùng các lực lượng kháng chiến khác của Lào và Campuchia. Đây là giai đoạn đầu tiên trong "Cuộc kháng chiến 30 năm" của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với mục tiêu giành độc lập cho Việt Nam (giai đoạn 2 là cuộc chiến với Hoa Kỳ). Cuộc chiến diễn ra trên khắp Việt Nam và lan ra cả các nước láng giềng Lào và Campuchia, nhưng chiến sự chính diễn ra chủ yếu tại miền Bắc Việt Nam. Sau 9 năm sa lầy và với thất bại tại trận Điện Biên Phủ, Pháp buộc phải chấp nhận ký kết Hiệp định Genève trao trả độc lập cho Việt Nam. Cuộc chiến tranh này ở Việt Nam còn được gọi là: (Chiến tranh chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ (do sau năm 1949 đa số chiến phí của Pháp là do Hoa Kỳ viện trợ), Kháng chiến chín năm, 9 năm kháng chiến trường kỳ, Thời 9 năm, Hồi 9 năm). Các tài liệu nghiên cứu, sách báo ở nước ngoài phần lớn gọi là Chiến tranh Việt-Pháp hoặc Chiến tranh Đông Dương. Pháp tham gia cuộc chiến này thời gian đầu với lý do vì ý muốn giữ Đông Dương là Liên bang Đông Dương tự trị trong Liên hiệp Pháp mới được thành lập - theo tuyên bố ngày 24 tháng Ba năm 1945 của Chính phủ lâm thời De Gaulle và sau quy định trong Hiến pháp 1946), sau khi người Nhật đã bại trận và mất quyền kiểm soát Đông Dương. Đây là lý do chính trị và tâm lý hơn là kinh tế[14]. Những người Pháp ủng hộ cuộc chiến cho rằng nếu Pháp để mất Đông Dương, sở hữu của Pháp hải ngoại sẽ nhanh chóng bị mất theo[15] Đa số lãnh đạo Pháp cho rằng so với một cuộc xâm chiếm thuộc địa cổ điển với việc chiếm giữ các trung tâm dân số và mở rộng dần theo kiểu "vết dầu loang" mà người Pháp đã thực hiện rất thành công ở Maroc và Algérie, cuộc chiến này sẽ chỉ có quy mô hơn một chút. Tuy nhiên, mặc dù Pháp chiếm ưu thế quân sự trong thời gian đầu, lực lượng Việt Minh đã phát triển ngày càng mạnh và kiểm soát được nhiều vùng lãnh thổ ngày càng rộng.[15] Trong khi đó, mục tiêu của Việt Minh và các nhóm kháng chiến khác là giành độc lập cho dân tộc mình. Cuộc chiến giữa một cường quốc trên thế giới và một đất nước nghèo nàn lạc hậu đã diễn ra gần như lời Hồ Chí Minh đã nói: "Nó sẽ là một cuộc chiến giữa voi và hổ. Nếu hổ đứng yên thì sẽ bị voi dẫm chết. Nhưng hổ không đứng yên. Ban ngày nó ẩn nấp trong rừng và ra ngoài vào ban đêm. Nó sẽ nhảy lên lưng voi, xé những mảnh da lớn, và rồi nó sẽ chạy trở lại vào rừng tối. Và dần dần, con voi sẽ chảy máu đến chết. Cuộc chiến tranh ở Đông Dương sẽ như vậy." [16] Sau Đại chiến thế giới lần thứ 2, trên lãnh thổ của Đế chế Pháp đã bùng nổ nhiều phong trào đòi độc lập, nhưng thất bại mở màn gây hiệu ứng dây chuyền và thiệt hại lớn nhất cho Pháp là Chiến tranh Đông Dương.  

Vi sinh vật có những đặc điểm gì?

Quản trị nhân lực

Trong vương quốc của sinh vật có một loại sinh vật đơn bào đặc biệt nhỏ, do vậy các nhà khoa học gọi chúng là vi sinh vật.Vi sinh vật ngoài cá thể nhỏ ra, còn có điểm nào khác nữa? Thứ nhất, vi sinh vật có khả năng sinh sôi đáng kinh ngạc, chỉ cần điều kiện thích hợp, trong thời gian 20 phút, thậm chí ngắn hơn, nó có thể sinh ra một thế hệ mới. Nếu như không có sự hạn chế của điều kiện tự nhiên, một vi sinh vật chỉ cần sinh sôi trong thời gian 2 ngày, con cháu đời sau tập hợp lại thì trên Trái Đất này có nhiều đến mức không thể tưởng tượng được, sức sinh sôi quá lớn như vậy là sự lạc hậu

Nguồn gốc và thời điểm hình thành chèo

Nghệ thuật và Âm nhạc

Việt Nam có cả một kho tàng sân khấu cổ truyền gồm nhiều kịch chủng như: múa rối, tuồng, chèo; mà mỗi loại lại có những đặc điểm nghệ thuật độc đáo, sinh sắc, không thể lẫn lộn. Nẩy sinh và lớn lên trong xã hội nông nghiệp lạc hậu, chúng tiến triển tương ứng với trình độ và nhu cầu nhiều mặt của mỗi thời kỳ lịch sử, mặc nhiên trong những món ăn tinh thần không thể thiếu của đông đảo con dân đất Việt, trong đó sân khấu chèo giữ một vị trí hết sức quan trọng. Ðể chèo có được vị thế như ngày hôm nay, chúng ta cùng nhau quay trở lại nguồn gốc của nó. 1. Những ý kiến đã phát biểu về nguồn gốc

NHỮNG BIẾN ĐỔI VỀ CƠ CẤU XÃ HỘI VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA TRONG QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI CỦA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA Ở TÂY NGUYÊN VIỆT NAM (TRƯỜNG HỢP TỈNH GIA LAI)

Y tế - Sức khỏe

Đào Huy Quyền Mục tiêu chính xây dựng thiết chế văn hóa là phá vỡ thiết chế cũ, mang tính khép kín, tính biệt lập của làng cổ truyền, phát huy tính cộng đồng, thúc đẩy nhanh quá trình hội nhập quốc gia và dân tộc. Xây dựng cuộc sống văn hóa, văn minh, bỏ lại các hủ tục lạc hậu, bảo tồn các giá trị của văn hóa truyền thống. Thỏa mãn các nhu cầu hưởng thụ và sáng tạo văn hóa cơ bản của người dân. 1. Đặt vấn đề Tây Nguyên được xác định trên bản đồ Việt Nam là từ quần sơn Ngọc Linh, cực Bắc tỉnh Kon Tum, giáp với tỉnh Quảng Nam, chạy dọc biên giới Lào - Cămpuchia xuống đến hết Cao nguyên Lâm

Cổ và mới

Nghệ thuật và Âm nhạc

Dân tộc và hiện đại quả là vấn đề thế kỉ, vì giới nhạc bàn luận đã lâu mà vẫn chưa thấu, thử nghiệm cũng nhiều mà vẫn chưa thỏa. Khúc mắc nảy sinh nhiều khi là do dân tộc - hiện đại được hiểu được hành không chỉ như hai vế đối lập của các cặp phạm trù cổ - kim, cũ - mới, mà còn gần như đồng nghĩa với lạc hậu - tiên tiến, cổ hủ - khoa học.